GẠO NHẬT BẢN: CỘI NGUỒN CỦA BẢN SẮC VĂN HÓA NHẬT BẢN
Nói không ngoa, gạo đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nó là lương thực chính hàng ngày, là bản sắc văn hóa. Là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản. Các giống gạo của Nhật rất nổi tiếng và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Hạt gạo giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người Nhật. Xuất hiện trong rất nhiều món ăn và nắm giữ “linh hồn” của nghệ thuật ẩm thực Washoku. Hãy cùng Nozomi khám phá, tìm hiểu về nền văn hóa lúa gạo và cảm nhận sâu sắc hơn hương vị ngon lành của hạt cơm cũng như các món ăn xứ Phù Tang nha.
1.VĂN HÓA LÚA GẠO – CỘI NGUỒN GẠO NHẬT BẢN
Gạo Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới vì độ ngon, dẻo. Tương truyền rằng văn hóa lúa gạo đã được đưa vào Nhật Bản cách đây khoảng 3.000 năm. Văn hóa này xuất phát từ nông nghiệp lúa nước Trung Quốc. Rồi du nhập vào vùng Kyushu, phía Nam Nhật Bản. Sau đó, nhờ tương thích với điều kiện khí hậu và đất đai. Thời gian thu hoạch ổn định, văn hóa lúa gạo dần dần lan rộng khắp các hòn đảo Nhật Bản.
Gieo mạ vào mùa xuân, chăm sóc cây lúa vào mùa hè, thu hoạch vào mùa thu. Đa phần người Nhật sẽ đều tìm thấy sự thoải mái trong tiềm thức nhờ hương thơm dịu dàng. Vị ngọt nhẹ cùng độ mềm và dẻo của hạt cơm mới nấu.
Gạo có thể được phân thành 3 loại chính: hạt dài, hạt trung bình và hạt tròn ngắn. Trước tiên chúng ta hãy xem qua các loại gạo hiện có nhé!
2.CÁC LOẠI GẠO NHẬT
Gạo Nhật Bản là giống Japonica. Hạt gạo Japonica có hàm lượng tinh bột amylose khoảng 15 – 18%. Ở Nhật có hơn 300 giống lúa gạo và có đặc điểm khác nhau. Một số giống nổi tiếng là Koshihikari, Akitakomachi, Hitomebore,…
5 LOẠI GẠO ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT Ở NHẬT BẢN
1. Gạo Koshihikari (こしひかり)
2. Hitomebore (ひとめぼれ)
3. Akitakomachi (あきたこまち)
4. Haenuki (はえぬき)
5. Sasanishiki (ささにしき)
Ngoài việc là lương thực chính, gạo còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn như bánh kẹo, gia vị (miso, giấm…). Giới thiệu món ăn Nhật bản từ Gạo Nhật
Giới thiệu món ăn Nhật bản từ Gạo Nhật – Washoku
※Ichiju sansai – Ichijunisai
Đây là hình thức cơ bản của một bữa ăn Nhật gồm có cơm trắng là món chính, một món canh (Ichiju), và ba món ăn kèm (Sansai), Trong Sansai sẽ có một món thịt hoặc cá, còn lại chủ yếu là rau củ. Một bữa ăn như thế này được xem là có độ cân bằng dinh dưỡng lý tưởng. Trong đó cơm là tinh bột cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, canh bổ sung nước và các món ăn kèm chứa các chất dinh dưỡng khác như đạm, béo, xơ, vitamin, khoáng chất…
Các món ăn phương Tây trở nên phổ biến ở Nhật Bản kể từ thời Minh Trị (1868 – 1912), thịt đã được thêm vào bữa ăn, nhưng phong cách ăn “cơm, món ăn kèm và một món súp” cũng không thay đổi nhiều. Bữa ăn Washoku đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại giá trị đó một lần nữa nhé!
※Sushi
Không ai có thể phủ nhận được sức hút của sushi, nó không chỉ được biết đến ở giới trẻ Việt Nam mà còn lan rộng ra khắp thế giới. Gạo Nhật làm Sushi bằng cách trộn cơm trắng với hỗn hợp giấm, đường và muối. Bên trên được phủ lớp mỏng hải sản tươi sống và các loại topping khác. Các loại sushi phổ biến như: Nigirizushi, Makimono, Gunkan, Oshizushi, Temaki,…
※Onigiri
Nôm na thì Onigiri nghĩa là “cơm nắm”, có thể có một số hình dạng, nhưng kiểu hình tam giác là phổ biến nhất. Đây món ăn Nhật bản phổ biến thuận tiện để mang theo, có thể dễ dàng tự làm ở nhà hoặc mua ở những cửa hàng tiện lợi với giá phải chăng và nhanh chóng. Onigiri đơn giản là trộn cơm với hỗn hợp gia vị rắc cơm gọi là “Furikake” rồi thêm nhân bên trong như cá ngừ hoặc mận ngâm, và cũng có thể gói một phần hoặc toàn bộ trong một lá rong biển.
※Donburi
Bên trên “cơm tô” xếp đầy các loại thức ăn, tất cả hương vị hòa quyện trong một chiếc tô tròn. Nguyên liệu của cơm Donburi rất phong phú và đa dạng, từ thịt, rau củ cho đến hải sản… kèm theo mỗi loại topping sẽ có một tên gọi riêng, chẳng hạn: Gyudon (cơm bò), Oyakodon (Cơm thịt gà và trứng), Tendon (Cơm Tempura), Katsudon (Cơm tô Tonkatsu). Ngoài ra, một số nguyên liệu và gia vị như rong biển khô, gừng đỏ, lá tía tô, mù tạt… cũng được thêm vào để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Gạo Nhật, Nó cho mình thấy được những bản sắc riêng trong từng hạt gạo giúp người ăn cảm nhận về cái hay, cái ngon của nền văn hóa tinh hoa ẩm thực Nhật bản.
Ngoài ra, trong lễ cấy lúa vào mùa xuân, người nông dân cũng có những bài hát và điệu múa riêng để cầu nguyện cho mùa màng tốt đẹp. Gạo từ vụ thu hoạch đầu tiên của năm cùng bánh Mochi và rượu Sake làm từ gạo được dâng lên thần linh tại các đền thờ Thần đạo. Hay các sự kiện và lễ hội diễn ra quanh năm cũng không thể thiếu đi những lễ vật ăn uống liên quan đến gạo.
Rất nhiều người Nhật cũng cảm thấy tự hào khi thưởng thức những hạt cơm trắng. Ngày nay, ẩm thực xứ sở Phù tang đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nên không khó để tìm mua gạo Nhật Japonica. Muốn biết gạo Nhật có ngon không, bạn cũng có thể tham khảo Giá Gạo Nhật tại một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các trang web bán hàng trực tuyến. Qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa cội nguồn của Gạo Nhật bản.