LỄ HỘI TANABATA – LỄ THẤT TỊCH NHẬT BẢN
Tuy rằng theo lịch dương như các nước phương Tây, nhưng ở Nhật Bản vẫn tồn tại các lễ hội mang đậm nét văn hóa phương Đông. Trong khoảng thời gian mùa hè, có rất nhiều lễ hội hấp dẫn tại Nhật Bản để bạn có thể tham gia. Trong đó có lễ hội Tanabata – Lễ Thất tịch của người Nhật Bản.
Theo văn hóa Nhật Bản, ngày lễ này kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai vị thần Orihime và Hikoboshi (đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang). Hàng năm cứ vào ngày 7/7 tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội sao hay còn gọi là ngày lễ Thất Tịch.
Nguồn gốc của lễ hội Tanabata Nhật Bản
Lễ Tanabata có nguồn gốc từ truyền thuyết về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà. Về một mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7, hai vị thần mới được gặp nhau.
Truyền thuyết kể rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi. Nàng đem lòng si mê gã. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi. Người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.
Các vị thần rất tức giận và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm. Cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao. Và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.
Phong tục tập quán liên quan đến lễ hội này đã bị biến đổi theo vùng của các quốc gia. Nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình. Và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực.
Lễ hội Tanabata Nhật Bản ngày nay
Hiện nay, lễ hội Tanabata thuờng bắt đâu từ đêm ngày 6 tháng 7 và kết thúc sáng sớm ngày 7 tháng 7. Vào những ngày lễ hội Tanabata. Người ta thường viết những lời cầu nguyện vào một mảnh giấy nhỏ nhiều màu sắc (tanzaku). Và sau đó treo chúng lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền. Trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi sau khi lễ hội kết thúc. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ Thần đạo Shinto (Jinja) để cầu nguyện. Mong tìm thấy ý trung nhân. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre theo thuyết ngũ hành, nghĩa là gồm 5 màu xanh lục, hồng , vàng, trắng, đen. Phong tục trang trí cành tre có cả ở Nhật và Trung Quốc.
Ở Nhật nơi nào cũng tổ chức ngày lễ Tanabata nhưng lớn nhất là 3 thành phố. Đó là Sendai (tỉnh Miyagi), thành phố Hiratsuka (tỉnh Kanagawa) và thành phố Anjou (tỉnh Aichi). Có khoảng 1000-1500 cây tre. Đuợc sử dụng để trang trí cho lễ hội ở Hiratsuka hoặc Sendai. Các thành phố có lễ hội lớn hầu hết đều nằm phía đông nuớc Nhật. Nơi thường xảy ra nhiều thiên tai và đã bị tàn phá nhiều trong chiến tranh…
Nếu bạn là người thích xem pháo hoa, đừng bỏ qua lễ hội pháo hoa sumida của người Nhật. Được tổ chức vào chủ nhật thứ 4 của tháng 11 hàng năm
Lễ hội Tanabata tại thành phố Sendai
Hàng năm, có hàng triệu du khách trong. Và ngoài nước đến với Sendai trong dịp Tanabata Matsuri. Người dân địa phương gọi lễ hội này bằng một cái tên thân mật. Và được nhân cách hóa là Tanabata-san nghĩa là anh (chị) Tanabata. Hơn nữa, với những ảnh hưởng tiếp thu từ Phật giáo. Người Nhật mong chờ Tanabata không chỉ như là một dịp vui chơi trong những ngày hè. Mà còn xem đó là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Những người đã qua đời vì thiên ta. Cũng như hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Tanabata cũng là bước chuẩn bị cho một lễ hội Phật giáo quan trọng. Khác cũng được tổ chức trong tháng 8 là lễ Obon.
Cột giấy Fukinagashi
Những cột giấy Fukinagashi trong lễ hội Tanabata
Một trong những biểu tượng đáng nhớ của Tanabata ở Sendai là những cột giấy Fukinagashi (吹き流し) với năm màu sắc sặc sỡ được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5 – 6m, Fukinagashi là một trong bảy vật trang trí được xem như vật trung gian mang lời cầu nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh. Vào ngày lễ hội, du khách đến với Sendai không chỉ thích thú với những cột Fukinagashi vui mắt mà còn cảm thấy rộn ràng bởi những tiếng xào xạc của những cột giấy này trong những làn gió mùa hè.
Ngoài Fukinagashi, còn có 6 đồ vật đặc trưng khác được dùng để trang trí trong ngày hội. Đó là bộ quần áo giấy Kamigoromo, giấy Tanzaku, lưới giấy Toami,hạc giấy Orizuru, hộp đựng giấy vụn Kuzukago, ví đựng tiền Kinchaku. Bảy vật trang trí Nanatsu dogu(七つ道具)nói trên thể hiện mong mỏi của dân tộc Nhật Bản về sự tiến bộ trong kỹ thuật may vá, nghệ thuật thư pháp, sự sung túc trong kinh doanh cũng như sự trường thọ của mình và người thân.Đồng thời, ngày hội cũng không quên đề cao tinh thần tiết kiệm, vốn là một đặc tính nổi bật của dân tộc Nhật Bản.