NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
Bạn có biết, một trong những đặc tính đẹp đẽ nhất của ngôn ngữ là gì không? Đó chính là chúng cung cấp cho chúng ta vốn từ vựng . Nhờ vào đó ta mới có thể diễn đạt được cảm xúc của bản thân. Văn hoá sinh ra ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện truyền tải văn hoá. Và văn hoá Nhật Bản được xếp vào nền văn hoá đặc sắc nhất trên thế giới, có lẽ bởi vì nghệ thuật ngôn từ Nhật Bản thể hiện được cả những giá trị sống, giá trị thẩm mỹ hay những đức tính cao đẹp của con người nơi đây. Những điều này đều được truyền tải hết sự tinh tế và khéo léo . Ngôn từ giúp chúng ta trở nên dịu dàng và có tâm với bản thân cũng như với người khác.
Lugwig Wittgenstein – Nhà triết học người Áo, có một câu nói nổi tiếng: “Nếu chúng ta nói một ngôn ngữ khác, chúng ta sẽ cảm nhận được tinh thần của nơi ấy”. Mỗi quốc gia sẽ có những ngôn từ đặc biệt, độc đáo khác nhau và trong tiếng Nhật cũng có những từ ngữ “toả sáng” như vây. Hãy cùng nhà Nozomi tìm hiểu vẻ đẹp trong triết lý sống của người Nhật qua những từ ngữ sau đây nhé!
1.Ikigai – 生き甲斐
Ikigai – lý do thức dậy mỗi sáng, lý do tồn tại và động lực để sống. Đây là một quan niệm sống của người Nhật là hãy tìm ra lẽ sống của cuộc đời, nghĩa đen là “lẽ sống”. Tìm kiếm Ikigai là hành trình tìm kiếm chính bản thân mình. Theo người Nhật, ngôn từ ikigai chỉ giá trị sống của mỗi đời người bao gồm: điều bạn thích, điều bạn làm giỏi, điều giúp bạn kiếm ra tiền, điều thế giới cần.
“Ikigai rất giống với hạnh phúc nhưng có một sự khác biệt tinh vi về sắc thái. Hạnh phúc là cảm giác nhất thời nhưng ikigai là kim chỉ nam của hành động tích cực giúp ta hướng đến tương lai dù trải qua những việc không vui của hiện tại” – trích cuốn “Bàn về lối sống” của Meiko Kamiya.
2. Itadakimasu – 頂きます
Cách lịch sự chân thành đón nhận sự nổ lực chuẩn bị thức ăn. Bằng cách nói “itadakimasu”, ta thể hiện mình khiêm nhường tiếp nhận đồ ăn trước mặt và thể hiện lòng biết ơn về những thứ bình yên mình đang có. Đây là một nghi thức trước mỗi bữa ăn của người nhật – chắp tay trước ngược và nói itadakimasu.
3. Ichigo Ichie – 一期一会
Ichigo Ichie – trân trọng từng khoảng khắc bên nhau. Từ Nhất Kì mang ý nghĩa khoảng thời gian con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi. Nhất Hội thì mang ý nghĩa gặp gỡ một việc gì hoặc gặp gỡ một ai đấy. Trong Trà đạo, Nhất Kì Nhất Hội nó mang ý nghĩa ta thưởng trà với người đó một lần, cơ hội gặp gỡ lần hai không có đâu. Vì thế hãy trân trọng cuộc gặp gỡ này và chân thành thành với đối phương.
Câu thành ngữ này như nhắc nhỡ mọi người hãy sống chậm lại và trân quý từng khoảnh khắc: “Tất cả những gì chúng ta nắm giữ được chính là ngày hôm nay, vì vậy hãy sống một cách trọn vẹn nhất.”
4. Wabi Sabi – 侘寂
Đây là một thuật ngữ văn hoá thẩm mỹ của Nhật Bản tập trung vào những vẻ đẹp “bất toàn”. Để hiểu Wabi Sabi là gì, trước hết chúng ta cần phải biết nghĩa thực của nó. Trong tiếng Nhật, “Wabi” là vẻ đẹp mộc mạc bất đối xứng và không cân bằng. Còn “Sabi” dùng để mô tả nét đẹp vô thường và trường tồn theo năm tháng. Nó được bắt nguồn trong giáo lý Phật là vô thường – đau khổ – không bản ngã . Wabi Sabi là triết lý sống tập trung vào các khiếm khuyết nhưng không phải để phán xét mà là để tìm ra vẻ đẹp bên trong để tôn vinh chúng.
Trong khi Phương Tây luôn tìm kiếm sự cầu toàn thì Nhật Bản lại đề cao vẻ đẹp của sự thoáng qua. Triết lý này giúp con người nhìn nhận sự việc một cách đơn giản, chấp nhận và yêu sự không hoàn hảo ấy. Từ đó cuộc sống trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
5. Danshari – 断捨離
Danshari là thuật ngữ do tác giả Yamashita Hideko đề ra, dùng để chỉ tư tưởng lối sống tối giản, tự do. Đây là sự kết hợp bởi 3 từ Kanji với Dan –断 (từ chối); Sha-捨 (vứt bỏ); và Ri – 離 (tránh xa). Đó là từ chối đem về nhà những vật dụng không cần thiết; vứt hết những thứ linh tinh; tránh xa cám dỗ mua sắm vật chất. Triết lý này còn giúp ta buông bỏ những thứ khổ não, giúp lòng thanh thản, an yên. Tóm lại Danshari có nghĩa là càng đơn giản càng hạnh phúc.
6.Onkochishin – 温故知新
Onkochishin (Ôn cố tri ân) trong tiếng Nhật có nghĩa là lưu trữ quá khứ để thấu hiểu tương lai. Đây là cách chúng ta nghiền ngẫm quá khứ và dùng nó làm nền tảng để thấu hiểu hiện tại . Từ đó cân nhắc đến những thay đổi mới mà ta có thể mang lại. “Chúng ta không thể nào thay đổi quá khứnhưng chúng ta có thể học từ những thất bại để thay đổi tương lại” đó là những gì Onkochishin muốn truyền tải.
7. Takane no Hana – 高嶺の花
高嶺の花 nghĩa là “đoá hoa ở trên đỉnh núi” ngầm chỉ một người hoặc một điều gì đó rất đẹp . Nhưng lại quá xa vời và ngoài tầm với. Nó giống như bạn muốn lấy một đoá hoa đẹp thì bạn phải trải qua quá trình leo núi đầy gian nan, nguy hiểm . Và đoá hoa đó chình là phần thưởng xứng đáng cho những nổ lực của bạn.
8 . Shinrin Yoku – 森林浴
Shinrin Yoku nếu dịch sát thì có nghĩa là “ tắm rừng” . Nhưng nó lại không phải mang ý nghĩa như vậy. Thực tế, nó mang ý nghĩa “hãy thư giãn và đắm mình vào không gian rừng bằng mọi giác quan”. Đó là nơi chúng ta có thể hít ngửi mùi hoa, thưởng thức không khí trong lành,… và khi các giác quan được mở ra, chúng ta bắt đầu kết nói với thế giới thiên nhiên.
Và đó chỉ là một phần nhỏ xíu trong ngôn từ của Nhật Bản . Nhà Nozomi sẽ còn cập nhật thêm những từ ngữ đẹp khác , các bạn nhớ theo dõi để cập nhật sớm nhất nhé .